Trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
đã được Đảng, nhà nước và các ban ngành liên quan đặc biệt quan tâm và đầu tư. Bộ y tế
và ngành tâm thần Việt Nam cũng từng bước xây dựng và đầu tư nên sức khỏe tâm thần
trẻ em đang từng bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu.
Trong những năm gần đây lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em có nhiều
thay đổi. Như sự gia tăng về trẻ khuyêt tật trí tuệ, rối loạn phổ tự kỷ, rối nhiễu tâm trí,
khó khăn trong học tập, ... Trong một số nghiên cứu dịch tễ học như theo Lotter (1996)
đã tiến hành và đưa ra tỷ lệ trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ nhỏ là 0.5%o, theo Baird và cộng
sự (1999) là 3 %o, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (2007) tại mỹ là 6,6%o và
cứ 1 trong 4 gia đình có ít nhất 1 trẻ có rối loạn phổ tự kỷ. Một nghiên cứu khác tại Mỹ
của Hodapp & Dykens (2003) cho thấy có khoảng 2 % dân số trẻ bị chậm phát triển trí
tuệ. Ở Việt Nam chưa có số liệu về sức khỏe tâm thần ở trẻ em. Chỉ có nghiên cứu mô
hình tàn tật ở trẻ em khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện nhi TW giai đoạn 2000 – 2007
cho thấy số lượng chẩn đoán và điều trị Tự kỷ cũng như chậm phát triển trí tuệ ngày
càng đông và năm 2007 số lượng trẻ đến khám gấp 50 lần so với năm 2000, trẻ tự kỷ đến
điều trị năm 2007 gấp 33 lần so với năm 2000. Một nghiên cứu khác của Bộ Lao động
thương bình – xã hội và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc 2003 cho thất tỉ kệ người khuyết
tật chiếm 6,3 % tương đương 5,1 triệu người.
Như vậy chúng ta có thể thấy được trẻ có rối nhiễu sức khỏe tâm thần ngày càng
nhiều hơn. Tuy nhiên hiện nay việc đánh giá, can thiệp và trị liệu cho trẻ có rỗi nhiễu
sức khỏe tâm thần ở Quảng Ninh vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn, chưa được quan
tâm đúng mức. Ví dụ, ở Quảng Ninh chưa có 1 cơ sở pháp lý nào có đầy đủ năng lực để
khám và điều trị trẻ rối loạn phổ tự kỷ ... Hầu hết các cha mẹ có con tự kỷ hay chậm
phát triển tâm thần đều phải lên các tuyến trên để khám và điều trị. Bởi vì đánh giá mặt
sức khỏe tâm thần nói chung hay trẻ em nói riêng từ nhiều mặt khác nhau: đánh giá trí
tuệ, đánh giá phát triển, đánh giá hành vi thích ứng, đánh giá các bệnh y học, bệnh tâm
thần, các rối loạn phát triển có liên quan. Để làm được đó cần hợp tác từ nhiều phía: gia
đình, xã hội, nhà trường, bác sỹ, chuyên gia tâm lý, giáo dục đặc biệt,...
Trong nhiều năm nay, Bệnh viện BVSKTT Quảng Ninh chỉ khám và điều trị bằng
thuốc. Các trị liệu khác do bệnh viện chưa có điều kiện để triển khai nên các gia đình tự
tìm hiểu và khám, điều trị ở ngoài tỉnh.
Hiện tại bệnh viện BVSKTT Quảng Ninh đã có nguồn nhân lực, kiến thức và kỹ
năng, cơ sở vật chất chưa đảm bảo đầy đủ nhưng có thể áp dụng khám và điều trị cho
bệnh nhi và sẽ từng bước hoàn thiện các cơ sở vật chất.