Ngăn ngừa hành vi tự tử ở trẻ vị thành niên: Hãy lắng nghe và chia sẻ cùng con Chủ nhật, 09.11.2022, 10:44am (GMT+7)
Ngày nay, cuộc sống dần trở nên áp lực hơn với chuyện cơm áo gạo tiền, những mâu thuẫn trong gia đình, công việc… khiến nhiều người có suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát và tìm đến cái chết. Điều đáng lo ngại là tình trạng này không chỉ xảy ra ở người trưởng thành, mà cả những trẻ ở lứa tuổi vị thành niên. Rõ ràng, không phải chỉ người lớn mới có “áp lực”hay “vấn đề về tâm lý”, mà trẻ em cũng rất cần được quan tâm, lắng nghe và giúp đỡ vượt qua những “rắc rối” của lứa tuổi.
Nhân ngày Thế giới phòng chống tự tử 10/9/2022, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ – Bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Quảng Ninh, phần nào hướng dẫn cha mẹ cách nhận biết, xử lý nhằm hạn chế tối đa tình huống thương tâm xảy ra với con em mình.
Ths.BS Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Quảng Ninh trả lời phỏng vấn
Đừng coi thường những “áp lực” của trẻ
PV: Thưa bác sĩ, trong thời gian gần đây, tình trạng tự tử ở trẻ vị thành niên trở nên phổ biến và rất đáng lo ngại. Bác sĩ nhìn nhận về vấn đề này như thế nào?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh: Tại Việt Nam, trẻ vị thành niên là trẻ ở lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Đây là độ tuổi rất nhạy cảm trước những tác động của môi trường, xã hội do những thay đổi về tâm sinh lý ở lứa tuổi này.
Tự tử (suicide) là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính bản thân mình. Tự tử là rất phức tạp và bi thảm, là mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, nhưng thường thì có thể ngăn ngừa được. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ mỗi 40 giây trên thế giới có một người tự tử (khoảng 1 triệu ca tự tử/năm). Tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 đối với lứa tuổi 15 – 29 tuổi trên thế giới, chỉ sau tai nạn giao thông. Trung bình mỗi ngày, khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết do tự tử trên thế giới (theo Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc – UNICEF). Tại Việt Nam, hiện nay tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng đa số người lớn, cha mẹ, thầy cô giáo chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
PV: Nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở lứa tuổi vị thành niên là do đâu, thưa bác sĩ?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh: Hiện nay các nghiên cứu đã cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử ở trẻ vị thành niên. Lo âu, trầm cảm là vấn đề hay gặp và là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tự tử ở trẻ vị thành niên. Ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra trầm cảm ở trẻ vị thành niên là do áp lực học tập, lịch học quá dày, thất bại trong thi cử làm cho trẻ cảm thấy luôn căng thẳng và mệt mỏi.
Ngoài ra, mâu thuẫn trong cuộc sống, trong học đường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ vị thành niên tự tử. Những mối quan hệ bất hòa, mẫu thuẫn với gia đình, bạn bè, xã hội, hoặc có sự phân biệt đối xử, không công bằng, các nỗi oan ức, bị thầy cô giáo xử phạt, cha mẹ mắng chửi, bị bạo lực, bị bắt nạt trên mạng xã hội, ảnh hưởng của game bạo lực, thất tình,… có thể khiến cho trẻ không tìm ra được những giải pháp để giải quyết, dễ có những suy nghĩ tiêu cực, mất kiểm soát dẫn đến hành vi tự sát và xem việc tự sát như là một cách để giúp giải thoát khỏi những bế tắc trong cuộc sống.
Những áp lực tưởng đơn giản lại khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng tâm lý và nghĩ đến điều dại dội (Ảnh minh họa)
PV: Làm thế nào để nhận diện ý định tự tử ở trẻ em, thanh thiếu niên?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh: Một số biểu hiện ở trẻ có ý định tự tử:
– Trẻ luôn than thở buồn chán, nghĩ mình đầy tội lỗi xấu xa, cảm thấy bất tài vô dụng.
– Trẻ hay khóc, dễ mủi lòng, tâm trạng đột ngột thay đổi, tâm lý cực đoan, hay bực bội, giận dữ, căng thẳng lo âu, có cảm giác tội lỗi hay xấu hổ, hoặc cảm thấy bản thân trở thành gánh nặng cho người khác; cảm giác cô đơn…
– Có ý định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát như: tích trữ thuốc ngủ, chuẩn bị dây….
– Trẻ đột ngột có những hành vi bất thường: dặn dò bạn bè, mặc quần áo đẹp, thay đổi về ngoại hình, viết thư tuyệt mệnh, điện thoại, nhắn tin cho người thân, bạn bè nói về sự ra đi của mình.
– Có mối bận tâm về cái chết hoặc những lời nói về cái chết hoặc tự tử như “Tôi chỉ muốn chết đi”, “Tôi ước mình có thể ngủ thiếp đi và không bao giờ thức dậy nữa”, “Tôi thà chết đi còn hơn”, “Hẹn kiếp sau…”, “chúc ở lại…”.
– Trẻ ghi chú và kế hoạch tự sát (bao gồm cả các bài đăng trực tuyến trên mạng xã hội, email).
– Có hành vi tự tử trước đó.
– Có hành vi nguy hiểm và liều lĩnh: đua xe, lái xe liều lĩnh, sử dụng ma túy và rượu bia quá liều, quan hệ tình dục không an toàn.
Cha mẹ hãy quan tâm đúng mực đến sức khỏe tâm thần của con trẻ
PV: Từ việc phân tích nguyên nhân dẫn tới hành vi tự sát ở trẻ, có thể thấy vấn đề sức khỏe tâm thần là yếu tố tác động, ảnh hưởng rất lớn. Vậy thực tế hiện nay vấn đề này đã được nhận định đúng và đủ hay chưa?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh: Đa số cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em, thường chủ quan hoặc không chấp nhận trẻ có những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hiện nay tại Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
, chúng tôi thường gặp các cháu đến khám với các biểu hiện của trầm cảm, lo âu, rối loạn liên quan đến stress, nghiện game, nghiện mạng xã hội… Nhiều trường hợp có ý tưởng tự sát, muốn giải thoát cho bản thân, có hành vi tự hủy hoại bản thân nhưng không chia sẻ với cha mẹ, người thân nên khó nhận biết.
PV: Tự sát có thể phòng ngừa và điều trị được không, thưa bác sĩ?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh: Tự sát ở vị thành niên là vấn đề có thể ngăn ngừa được. Việc hiểu rõ các nguyên nhân, các dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp cho gia đình và nhà trường tìm cách giải quyết và ngăn ngừa tình trạng này. Cha mẹ, nhà trường và bạn bè có thể nhận ra các dấu hiệu cảnh báo và thực hiện hành động ngay lập tức để giữ an toàn cho trẻ như: giữ bình tĩnh; hỏi trực tiếp xem trẻ có đang nghĩ đến việc tự sát không; lắng nghe sự chia sẻ từ trẻ và không phán xét; bảm bảo với trẻ rằng sẽ có sự giúp đỡ; cung cấp sự giám sát liên tục, không bỏ mặc trẻ, không nên để trẻ ở một mình; loại bỏ các phương tiện để họ tự làm hại bản thân.
Sau đó cha mẹ nên nhanh chóng tìm sự hỗ trợ và tư vấn của các bác sĩ, các nhà tâm lý để giúp trẻ vượt qua nhưng khủng hoảng về tâm lý, trị liệu can thiệp kịp thời, dúng cách các rối loạn tâm thần đi kèm. Tùy theo nguyên nhân, mức độ mà có các phương pháp điều trị cho phù hợp như thuốc, trị liệu tâm lý, kích thích từ xuyên sọ,… Trị liệu tâm lý giúp cho có tác dụng nâng đỡ tâm lý, đồng thời cung cấp những kỹ năng để bệnh nhân ứng phó với những stress có thể xảy ra và ngăn ngừa nguy cơ. Những trường hợp tự sát do nguyên nhân là trầm cảm, ảo giác, hoang tưởng chi phối, sử dụng chất tác động tâm thần (rượu, ma túy), những bệnh nhân có ý nghĩ tự tử nhiều lần thì điều trị bằng thuốc là biện pháp bắt buộc. Điều trị tích cực các bệnh cơ thể đồng thời nếu có.
Trường hợp có hành vi tự sát thì phải xử trí can thiệp khẩn cấp. Tùy theo từng tình huống cụ thể như nhanh chóng đưa người bệnh ra khỏi khu vực nguy hiểm (cắt dây treo cổ, đưa bệnh nhân lên trên cạn, dập lửa, cắt nguồn điện,…); tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản, cầm máu, gây nôn; xử trí các thương tích (nếu có); vận chuyển bệnh nhân đến khoa hồi sức tích cực tại các bệnh viện đa khoa để cấp cứu kịp thời. Sau khi qua cơn nguy kịch thì điều trị theo nguyên nhân.
PV: Cần có “lá chắn” bảo vệ ra sao để phòng chống nạn tự tử ở lứa tuổi học trò? Gia đình và nhà trường có thể làm gì để giúp các em vượt qua khủng hoảng tâm lý, thưa bác sĩ?
Ths.BS Vũ Minh Hạnh:
– Không áp đặt thành tích học tập cho trẻ, không nên đặt kì vọng quá cao ở trẻ, tránh những sang chấn tâm lý, căng thẳng cho trẻ.
– Tạo môi trường sống lành mạnh, an toàn ở gia đình và nhà trường, tạo sự gần gũi, gắn bó giữa bố mẹ, giáo viên với trẻ để trẻ có thể tâm sự, chia sẻ khi gặp khó khăn trong việc học hành, trong các mối quan hệ xã hội.
– Phân bổ thời gian học tập và vui chơi giải trí cho trẻ một cách hợp lí. Thường xuyên tổ chức các buổi du lịch dã ngoại, hoặc cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, vui chơi giải trí, thể thao, hoạt động thiện nguyện,…
– Dậy trẻ các kỹ năng sống để trẻ có khả năng đương đầu với những biến cố trong cuộc sống.
– Trò chuyện chân thành, cởi mở với trẻ, làm bạn với trẻ, tìm hiểu, chia sẻ, giải quyết về những bức xúc, khó khăn, nỗi uất ức của ttrer,
– Giúp trẻ giải quyết những bế tắc hiện tại, vượt qua nỗi thất vọng, gợi mở lối thoát cho vấn đề và có hành động tích cực hơn.
– Cho trẻ cảm giác được che chở, bảo vệ, hỗ trợ để trẻ không còn cảm thấy cô đơn.
Bản quyền thuộc về: Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ - Trò chơi bắn cá trực tuyến miễn phí
Số 14 Ngõ 361 Đường Đặng Châu Tuệ Phường Quang Hanh Thành Phố Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh
Tel 0203.6526931 - 0203.6526907