QUẢN LÝ, CHĂM
SÓC
VÀ ĐIỀU TRỊ
CHO NGƯỜI BỆNH TÂM THẦN
I. THỰC
TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TÂM THẦN:
Theo
thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2001 cứ 4 người thì có 1 người sẽ
mắc chứng rối loạn tâm thần hoặc rối loạn thần kinh vào một thời điểm nào đó
trong cuộc đời, như vậy có khoảng 450 triệu người hiện bị ảnh hưởng bởi những
rối loạn này. Trên thế giới có khoảng 24 triệu người mắc chứng tâm thần phân
liệt, 121 triệu người bị trầm cảm và 50 triệu người mắc chứng động kinh, 10 đến
20 triệu người có ý định tự sát. Mỗi năm có khoảng 1 triệu người tự sát.
Những
rối loạn tâm thần gây ra gần 1/3 số người bị loạn hoạt năng trên thế giới và có
ở mọi nơi.
Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các nước thực hiện chu trình chăm sóc như
sau: quản lý và chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng phải có sự tham gia
của y tế, gia đình, cộng đồng và công tác phục hồi chức năng.
Vai
trò của y tế là phát hiện sớm, thông tin về bệnh tật và điều trị, chăm sóc y
tế, hỗ trợ tâm lý, điều trị tại bệnh viện v.v… Vai trò của gia đình là các kỹ
năng chăm sóc, tạo mối liên hệ với gia đình, có sự ràng buộc với các gia đình,
trợ giúp bệnh nhân giải quyết khủng khoảng, trợ giúp tài chính và chăm sóc toàn
diện. Vai trò của cộng đồng là tránh coi thường bệnh nhân tâm thần, tránh sự
xúc phạm và kỳ thị, có sự tham gia đầy đủ của xã hội và chú ý đến quyền con
người.
Công
tác phục hồi chức năng: có sự trợ giúp của xã hội, giáo dục cộng đồng, trợ giúp
hướng nghiệp cho bệnh nhân, chăm sóc ban ngày và chăm sóc lâu dài, đảm bảo nhu
cầu tinh thần cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
Ở
Việt Nam theo số liệu điều tra dịch tễ lâm sàng ở nhiều tỉnh và thành phố trong
nhiều năm, tập trung vào 10 bệnh lý tâm thần chủ yếu, tỷ lệ các rối loạn liên
quan đến sức khỏe tâm thần trong nhân dân khoảng 10% dân số (ở nông thôn 7 – 8%, ở thành thị 11 – 12%).
Trong đó bệnh tâm thần phân liệt 0,3 – 1%, bệnh động kinh 0,3 – 1,5%, rối loạn
cảm xúc nặng 3 – 5%, chậm phát triển tâm thần 0,3 – 1,5%, nhân cách bệnh 0,5 –
1%, loạn thần do chấn thương sọ não 0,15 – 0,29%, các rối loạn liên quan đến
stress 4 – 6%, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên khoảng 3,7%, lạm dụng và
nghiện các chất tác động tâm thần trong đó nghiện ma túy 0,15 – 1,5%, nghiện
rượu 0,2 – 3%.
II. PHÒNG
BỆNH TÂM THẦN
Nội
dung công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần không chỉ bao gồm việc khám
chữa bệnh tâm thần mà còn bao gồm nội dung phòng bệnh. Ngày nay thế giới đều
thống nhất với sơ đồ phân cấp phòng bệnh của Leavell – Clark. Có 3 cấp phòng
bệnh:
- Phòng bệnh cấp I:
Là loại trừ và hạn chế các nguyên
nhân gây bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tức là thực hiện vệ sinh phòng bệnh như
chúng ta vẫn quan niệm.
- Phòng bệnh cấp II:
Là phát hiện sớm bệnh kịp thời,
điều trị thích hợp để chữa khỏi bệnh và loại trừ các biến chứng, tàn tật.
- Phòng bệnh cấp III: phục hồi chức năng tâm lí xã hội
cho người bệnh tâm thần để họ có thể lao động, hòa nhập trong cộng đồng ở một
mức độ nhất định, có thể làm được với sự phối hợp của thầy thuốc, gia đình và
xã hội. Đồng thời phải điều trị duy trì nhằm ổn định bệnh, phòng tái phát.
III. QUẢN
LÍ VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TÂM THẦN TẠI CỘNG ĐỒNG.
1. Điều trị
trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Việc
quản lí và điều trị các rối loạn tâm thần lồng ghép vào chăm sóc sức khỏe ban
đầu sẽ làm cho rất nhiều người tiếp cận dễ dàng hơn và nhanh hơn với các dịch
vụ. Điều trị tâm thần trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu có thể tăng cường khả
năng chẩn đoán sớm, điều trị, theo dõi phù hợp và giảm bớt các xét nghiệm không
cần thiết cũng như phương pháp điều trị không thích hợp hoặc không đặc hiệu. Để
làm được như vậy các nhân viên y tế đa khoa trong dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu cần được đào tạo những kỹ năng cơ bản về chăm sóc sức khỏe tâm thần.
2. Chuẩn bị
sẵn các thuốc hướng thần.
Các thuốc để điều trị các rối
loạn tâm thần và động kinh phân thành 4 nhóm, cụ thể là các thuốc chống trầm
cảm, các thuốc chống loạn thần, các thuốc kháng động kinh, các thuốc giải lo
âu. Các thuốc thiết yếu cho điều trị tâm thần cần được cung cấp và chuẩn bị sẵn
ở tất cả các cấp chăm sóc y tế và cần được đưa vào danh mục thuốc chủ yếu của
ngành y tế. Các loạn thần có thể cải thiện các triệu chứng bệnh, giảm thiểu
khuyết tật, rút ngắn thời gian diễn ra các rối loạn, và ngăn chặn bệnh tái
phát.
3. Đưa chăm
sóc vào cộng đồng.
Các
dịch vụ sức khỏe tâm thần cần được cung cấp tại cộng đồng hơn là tại các bệnh
viện. Chăm sóc tại cộng đồng đem lại két quả tốt hơn về điều trị và chất lượng
cuộc sống cho những người mắc các rối loạn tâm thần mạn tính. Chuyển bệnh nhân
từ bệnh viện Tâm thần sang chăm sóc cộng đồng có hiệu quả về chi phí giúp đảm
bảo tôn trọng nhân quyền, hạn chế cảm giác bị coi thường, xấu hổ khi nhận sự
điều tị trong các bệnh viên Tâm thần lớn, tù túng, cần được thay thế bằng các
cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự chuyển đổi sang chăm sóc tại cộng đồng
đòi hỏi phải có các nhân viên y tế và các dịch vụ phục hồi chức năng ở cộng
đồng, cùng với việc cung cấp sự trợ giúp giải quyết nhà ở và việc làm thích
hợp.
4. Giáo dục
cộng đồng.
Cần
phát động các chiến dịch nhận thức và giáo dục cộng đồng về sức khoẻ tâm thần ở
tất cả các vùng lãnh thổ. Mục đích là giảm thiểu những trở ngại với việc điều
trị và chăm sóc bằng cách nâng cao nhận thức về sự thường gặp, phương pháp điều
trị và quá trình phục hồi của các rối loạn tâm thần. Thông tin về những khả
năng và lợi ích điều trị hiện có cần được phổ biến rộng rãi để toàn bộ dân
chúng, các chuyên gia y tế, nhà hoạch định chính sách và các chính trị gia được
phổ biến kiến thức tốt nhất. Nhận thức cộng đồng có thể giảm thiểu sự xúc phạm
và kỳ thị, tăng cường việc sử dụng các dịch vụ sức khoẻ tâm thần, xóa đi sự
cách biệt trong nhận thức về sức khoẻ cơ thể và sức khoẻ tâm thần như là 2 vấn
đề riêng biệt.
5. Thu hút
cộng đồng, gia đình và người bệnh.
Các
cộng động, gia đình và người bệnh cần được tham gia vào một hoạch định và phát
triển các chính sách, chương trình và dịch vụ sức khỏe tâm thần. Sự tham gia đó
giúp đảm bảo rằng các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhân dân, tính đến các
vấn đề độ tuổi, giới tính, các điều kiện văn hóa và xã hội. Khi đó các dịch vụ
được sử dụng nhiều hơn bởi những người bị rối loạn tâm thần và gia đình họ.
Vai
trò của cộng đồng là rất lớn, có thể tạo ra sự trợ giúp lẫn nhau về các nguồn
lực chăm sóc sức khoẻ tâm thần, tiến hành các hoạt động giáo dục, tham gia giám
sát và đánh giá công tác chăm sóc, làm thay đổi thái độ và giảm thiểu sự coi
thường, xúc phạm.
Gia
đình thường cung cấp sự chăm sóc ban đầu. Điều cốt lõi là phải giúp các gia
đình hiểu biết căn bệnh, có được những kỹ năng chăm sóc và hỗ trợ, khuyến khích
dùng thuốc đúng và sớm nhận ra những dấu hiệu tái phát để người bệnh bình phục
tốt hơn và giảm thiểu khuyết tật.
III. QUẢN
LÝ, CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN
1. Các cơ
sở quản lý, chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần
- Bệnh viện chuyên khoa tâm thần
- Khoa tâm thần trong bệnh viện đa khoa
- Các phòng khám chuyên khoa tâm thần
- Trung tâm bảo trợ người bệnh tâm thần
2. Quản lý,
chăm sóc người bệnh tâm thần
2.1. Mô
hình: quản
lý nội trú (khoa đóng, khoa mở), quản lý ban ngày.
2.2. Chăm
sóc:
Chăm
sóc người bệnh tâm thần tốt, kịp thời, phù hợp làm giảm nguy cơ kích động,
hoảng sợ, bi quan chán nản, mặc cảm, trầm cảm, tự sát....Chăm sóc người bệnh
tâm thần luôn thay đổi theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có các đặc thù và yêu
cầu chăm sóc khác nhau.
Về công tác chăm sóc cần: chăm sóc toàn
diện cho người bệnh
Có
thái độ nhẹ nhàng tránh các phản ứng, đặc biệt là kích động ở người bệnh này. Thực
hiện thay quần áo, khi cần thiết đưa ngay người bệnh vào phòng riêng mời bác sỹ
thăm khám ngay. Nên để người bệnh ở buồng bệnh yên tĩnh, đủ ánh sáng và phải
luôn có người bên cạnh.
Chăm
sóc về vệ
sinh cá nhân, dinh dưỡng, thuốc điều trị, giúp đỡ bệnh nhân trong khi làm xét
nghiệm, cận lâm sàng. Thực hiện y lệnh khác khi có chỉ định của thầy thuốc.
Theo
dõi: chỉ số sinh tồn, ý thức của người bệnh, các triệu chứng tâm thần, các dấu
hiệu bệnh lý bất thường,tình trạng ăn, uống của người bệnh.
Làm
liệu pháp tâm lý theo chỉ dẫn của bác sỹ, giúp đỡ người bệnh hiểu rõ bệnh lý mà
họ mắc, tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.
3. Điều trị
3.1. Liệu
pháp sinh học
+ Điều trị bằng hóa dược:
- Các thuốc chống loạn thần (thuốc an thần kinh):
sử dụng để điều trị cho người bệnh có biểu hiện rối loạn loạn thần như có hoang
tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi,…
- Các thuốc chống trầm cảm: sử dụng để điều trị
các rối loạn tầm cảm, lo âu, các rối loạn tâm căn,…
- Các thuốc giải lo âu, gây ngủ: điều trị các rối
loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,…
- Các thuốc chỉnh khí sắc: điều chỉnh khí sắc, ổn
định cảm xúc.
+ Liệu pháp sốc điện: chỉ
định trong những trường hợp trầm cảm nặng, các trường hợp loạn thần nặng (hoang
tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi) hoặc căng trương lực mà dùng các thuốc chống
loạn thần không có hiệu quả.
3.2. Liệu pháp tâm lý
- Liệu pháp tâm lý trực tiếp, gián tiếp,
- Liệu pháp nhận thức, liệu pháp hành vi,
- Liệu pháp tâm lý nhóm, gia đình,….
3.3. Liệu pháp phục hồi chức
năng tâm lý xã hội
- Liệu pháp lao động
- Liệu pháp vui chơi, giải trí
- Liệu pháp luyện tập, thư giãn,…
3.4. Âm nhạc liệu pháp