Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ - Trò chơi bắn cá trực tuyến miễn phí


Thông tin y dược » Bệnh tâm thần thường gặp
 
Nhân ngày Thế giới nâng cao nhận thức về Tự kỷ (2.4)
Thứ năm, 04.02.2015, 03:14pm (GMT+7)

Tự kỷ là một chứng rối loạn quá trình phát triển ở trẻ em mà tự biểu hiện trong ba năm đầu tiên của cuộc đời và kéo dài suốt cuộc đời nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Nó là kết quả từ một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến hoạt động của não, gặp ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính, chủng tộc hay tình trạng kinh tế-xã hội. Nó được đặc trưng bởi suy yếu từ nhẹ đến nặng trong tương tác xã hội, hạn chế các vấn đề về giao tiếp bằng ngôn ngữ và giao tiếp không lời (ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ), hành vi lặp đi lặp lại, sở thích bị thu hẹp. Tự kỷ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cá nhân, làm giảm khả năng thích nghi hòa nhập xã hội của trẻ, đồng thời là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Tỷ lệ trẻ tự kỷ đang có xu hướng tăng lên ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo các nghiên cứu dịch tễ học tại Mỹ, nếu như năm 2005 tỉ lệ tự kỷ trẻ em là 1/150 thì năm 2009 là 1/110, năm 2010 là 1/88đến năm 2012 lên tới 1/68 (tăng gấp 10 lần so với 40 năm trước đây). Trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái từ 4 – 6 lần, và thường ở thành thị hơn là nông thôn. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã xác định được một số thay đổi gene hiếm gặp, hoặc đột biến, liên quan với chứng tự kỷ. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp mắc bệnh tự kỷ dường như bị gây ra bởi một sự kết hợp của các gen có nguy cơ mắc tự kỷ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển não sớm như mẹ mắc bệnh, thai sản bất thường, môi trường ô nhiễm.

Hiện nay trên thế giới có gần 70 triệu người mắc chứng tự kỷ. Tại Việt Nam, chưa có một khảo sát kỹ càng nhưng con số mắc chứng tự kỷ là khoảng hơn 200.000 trẻ. Số trẻ phát hiện mắc chứng nhiều hơn các ca tiểu đường, ung thư và AIDS cộng lại. Chính bởi vậy, tự kỷ là một trong ba vấn đề về sức khỏe được Liên hiệp quốc dành riêng một ngày để nâng cao nhận thức cộng đồng (ngày 2 tháng 4 hàng năm - World Autism Awareness Day). Qua ngày Thế giới nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ, sẽ làm nổi bật sự cần thiết để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ em và người lớn, những người đang bị ảnh hưởng bởi chứng tự kỷ, giúp họ có thể có cuộc sống đầy đủ có ý nghĩa hơn. Đây cũng là dịp kêu gọi cộng đồng chia sẻ, quan tâm, chấp nhận người tự kỷ hòa nhập cộng đồng. Hiện người tự kỷ còn gặp nhiều khó khăn về dịch vụ can thiệp và cơ hội giáo dục còn ở mức đơn sơ, chưa có cơ chế giúp đỡ người tự kỷ trưởng thành có công ăn việc làm, vẫn còn có sự hiểu lầm là do cha mẹ không quan tâm đến con hoặc cho rằng có thuốc chữa khỏi được chứng tự kỷ.

Việc phát hiện sớm tự kỷ là một vấn đề cấp bách và quan trọng. Trẻ tự kỷ nếu được phát hiện sớm, can thiệp kịp thời sẽ có nhiều cơ hội trở thành người bình thường và hòa nhập xã hội. Ở Việt Nam, việc chẩn đoán sớm và điều trị cho trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn, và phần lớn các trẻ được chẩn đoán tự kỷ đã quá 2 tuổi.

5 dấu hiệu “cờ đỏ” chỉ báo nguy cơ tự kỷ ở trẻ, bao gồm: 12 tháng không nói bập bẹ, 12 tháng chưa chỉ ngón trỏ hoặc không có cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp, 16 tháng chưa nói được từ đơn, 24 tháng chưa nói được câu 2 từ, trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Trẻ mắc chứng tự kỷ cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi được chấn đoán là tự kỷ, trẻ cần được sắp xếp chương trình can thiệp hợp lý về y tế, giáo dục, ngôn ngữ, tâm lý và hoạt động trị liệu,… nhằm tạo cho trẻ môi trường phát triển tương ứng với mục tiêu là điều chỉnh hành vi và phát triển các kỹ năng xã hội, giao tiếp. Mô hình tiên tiến hiện nay được áp dụng tại nhiều nước phát triển là hình thức can thiệp sớm tại nhà – kết hợp với can thiệp cá nhân của các chuyên gia và giáo dục hòa nhập. Ưu điểm của hình thức này là trẻ được phát triển trong môi trường tự nhiên, có tham gia chủ động của cha mẹ, can thiệp toàn diện trong mọi lĩnh vực đời sống của trẻ.

Vì một tương lai tốt đẹp cho trẻ tự kỷ, cần thiết phải có các cơ chế chính sách và phúc lợi xã hội được tiến hành một cách đồng bộ và hiệu quả về y tế, giáo dục, bảo trợ (đào tạo nhân lực, mở các cơ sở giáo dục đặc biệt, trung tâm chăm sóc trẻ tự kỷ,…). Qua đó giúp chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời cho các trẻ em không may mắc chứng tự kỷ.

Ths Vũ Minh Hạnh

   Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bình luận (0)       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Gửi bạn bè       Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Bản in    Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Edit


Các tin khác:
Quản lý, chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần (20.08.2014)
Đại cương sức khỏe tâm thần (15.07.2014)
Phát hiện sớm chứng Tự kỷ (27.03.2014)
Trầm cảm ở người cao tuổi (19.01.2014)
Sức khỏe tâm thần người cao tuổi (30.09.2013)
Trầm cảm ở trẻ em (30.09.2013)
Rối loạn ám ảnh nghi thức (ám ảnh cưỡng bức) (31.07.2012)
Rối loạn hoảng sợ (31.07.2012)
Rối loạn stress sau sang chấn - PTSD (17.07.2012)
Phản ứng stress cấp (17.07.2012)



 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::|Khu vực quản trị Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Các tin mới nhất Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ ::| Sự kiện Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Tháng mười hai 2023  
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
          1 2
3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16
17 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
31            
 
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ