Sau những ngày Tết Nguyên đán, lượng bệnh nhân nghiện rượu đến điều trị tại Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Quảng Ninh đông hơn bình thường. Bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện, cảnh báo: Tình trạng rối loạn tâm thần do nghiện rượu đang ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hoá...
|
Bác sĩ Khoa Phục hồi chức năng, Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh dặn dò, động viên bệnh nhân nghiện rượu trước khi ra viện. |
Chuyện buồn của các “ma men”
Ở tuổi 78, ông Đoàn Tiên Phong (phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) vẫn phải vào Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
Quảng Ninh chăm sóc con trai Đoàn Khánh Linh (47 tuổi). Ông buồn bã kể về cậu con trai cả của mình: Thời thanh niên, con tôi đi bộ đội. Xuất ngũ, Linh về làm nghề lái xe. Một thời gian sau thì bỏ nghề, về mở quán giải khát. Từ đó, Linh thường xuyên uống bia, rượu, nhậu nhẹt với bạn bè. Để cứu con thoát khỏi ma men, tôi đầu tư mua 2 máy cẩu cho nó làm ăn. Ai ngờ, khi làm ăn có tiền, nó lại càng lao vào ăn nhậu say sưa. Tính ra, con tôi đã có hơn 25 năm uống rượu, có ngày uống tới 2 lít. Bốn năm trở lại đây, Linh không làm ăn được gì, uống rượu thay cơm, thường xuyên hoang tưởng, lảm nhảm... Gia đình tôi đã đưa nó đi Bệnh viện 103, Bệnh viện Bãi Cháy điều trị, cai rượu nhưng không thành. Mấy hôm trước, vừa ăn Tết xong thì Linh bị đau bụng, nôn, đi ngoài, phải đi bệnh viện...
Đang điều trị tại Khoa Phục hồi chức năng, Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh, bệnh nhân Nguyễn Văn Sang (phường Đông Triều, TX Đông Triều) đã có “thâm niên” 20 năm làm bạn với rượu. Chỉ vì uống nhiều dẫn đến nghiện rượu, anh Sang mất hết cả công việc, sức khoẻ cũng như tình cảm, sự quan tâm của gia đình, họ hàng. Vào bệnh viện, các bác sĩ khám, kết luận anh bị một loạt bệnh: Viêm tụy, viêm dạ dày, áp xe gan. Chị Ngô Thị Khanh, người nhà anh Sang cho biết: Ngày nào anh Sang cũng uống rượu. Sau khi uống là lè nhè, lảm nhảm, gây sự, chửi bới..., gây phiền khổ cho gia đình, hàng xóm.
Bác sĩ Cao Thị Xuân Thuỷ, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh, cho biết: Tháng 1-2017, Khoa tiếp nhận 35 bệnh nhân nghiện rượu vào điều trị. Chỉ từ ngày 2 đến 13-2-2017, Khoa đã tiếp nhận 28 bệnh nhân, trong đó có 18 người nghiện rượu, tất cả đều là nam giới. Các bệnh nhân vào Khoa đa phần có điểm giống nhau: Uống rượu nhiều trong thời gian dài; bị bệnh liên quan như viêm tụy, dạ dày, gan...; tinh thần sa sút, tri giác sai thực tại; thèm rượu. Nhiều bệnh nhân khi được điều trị đã dứt được cơn nghiện rượu, sức khoẻ ổn định nhưng về gia đình lại uống, gây khó khăn cho điều trị lần sau. Có bệnh nhân do quá bê tha, thường xuyên gây rối nên gia đình gửi vào Khoa rồi gần như bỏ mặc, không đón về...
Tình trạng đáng báo động
Đã nhiều năm công tác tại Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
nên bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Bệnh viện nhớ rất rõ số lượng bệnh nhân nhập viện do nghiện rượu: Năm 2015 có 319 người; năm 2016 có 352 người; từ tháng 1-2017 đến nay đã gần 60 người; 95% là bệnh nhân nam. Các bệnh nhân đến đây đều có tiền sử uống rượu từ 10 năm trở lên, có người đã 25, 30 năm “làm bạn” với rượu. Điều đáng lo là, bệnh nhân có tuổi đời ngày càng trẻ, có người 30, 35 tuổi đã phải nhập viện vì uống nhiều rượu. Hầu hết bệnh nhân nhập viện do bị sảng rượu với triệu chứng lơ mơ, hoang tưởng, ảo giác, loạn thần; bên cạnh đó còn mắc nhiều bệnh liên quan đến tiêu hoá, huyết áp, gan, thận, mật... Nhiều người bị loạn thần do rượu nên luôn bị ảo giác, “nhìn gà hoá cuốc”, dẫn đến đánh nhau, thậm chí chém giết người thân, họ hàng, làng xóm...
Khi hỏi về nguyên nhân tại sao lại càng ngày càng nhiều bệnh nhân nghiện rượu, bia; mắc bệnh vì rượu bia, các bác sĩ ở Bệnh viện đều cho rằng: Đầu tiên là do “văn hoá uống rượu” đã ăn sâu vào nếp nghĩ, sinh hoạt của người dân. Từ việc vui, việc buồn, đến gặp gỡ, hội họp, thậm chí trong các bữa ăn sáng, ăn trưa, ăn tối..., mọi người đều có thể rủ nhau hoặc có lý do để uống rượu. Rượu, bia ở nước ta lại rất nhiều loại, giá thành rẻ, bán ở mọi nơi từ nhà hàng sang trọng đến quán nhậu bình dân, từ thành phố đến nông thôn, miền núi. Nhà nước lại chưa có quy định nghiêm, không có quy chế quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong sản xuất, mua bán và tiêu thụ bia, rượu... Do đó, lượng người sử dụng rượu, bia ngày càng tăng, ở mọi đối tượng: Cán bộ, công chức, công nhân, thanh niên, học sinh, người lao động...
“Bệnh nghiện rượu, bia chữa không khó, chỉ 1 đến 2 tuần là cắt được cơn. Nhưng để người nghiện không sử dụng bia, rượu nữa thì đòi hỏi người đó phải nhận thức được tác hại của rượu, gia đình phải kiên trì quan tâm, giúp đỡ; cộng đồng xã hội phải động viên, tạo điều kiện việc làm, sinh hoạt, giải trí lành mạnh; giúp họ tránh xa và không có cơ hội tái nghiện” - bác sĩ Cao Thị Xuân Thủy, Khoa Phục hồi chức năng, Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh cho biết. Còn bác sĩ Vũ Minh Hạnh cho rằng: Thời gian gần đây, các cơ quan, đơn vị đều có quy định cấm uống rượu, bia vào buổi trưa và trong giờ làm việc; lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, xử lý người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia. Điều này đã góp phần hạn chế, giảm lượng người uống bia, rượu. Tuy nhiên, để phòng ngừa người nghiện rượu, bia, cần phải tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về tác hại của rượu, bia. Cũng đã đến lúc, chúng ta phải ban hành luật phòng, chống tác hại của rượu bia, giống như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Có như thế mới có thể hạn chế được mối nguy hiểm do người nghiện bia, rượu gây ra...