Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số người bị rối loạn tâm thần có chiều hướng gia tăng. Hậu quả là hành vi gây hại cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Phóng viên Báo Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Vũ Minh Hạnh, Phó Giám đốc Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh Quảng Ninh, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.
|
Ghi điện não đồ cho bệnh nhân tại Cách Chơi Hiệu Quả Cho Tân Thủ
tỉnh. |
- Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào gây ra rối loạn tâm thần?
+ Rối loạn tâm thần là do hoạt động ở não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường trong ý nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong... của người bệnh. Rối loạn tâm thần biểu hiện rất đa dạng, có thể gặp: Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ, tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý, lạm dụng và nghiện chất... Các rối loạn tâm thần là phổ biến, xã hội càng phát triển thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.
Đến nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây rối loạn tâm thần, tuy nhiên thường do các yếu tố sau: Nội sinh (di truyền, gen, rối loạn sinh hóa não); sang chấn tâm lý (thất bại trong tình cảm, học tập, công việc, tai nạn, thảm họa, bệnh tật…); tổn thương não (viêm não, u não, sử dụng các chất gây nghiện như rượu, ma túy…). Bên cạnh đó, yếu tố nhân cách (lo lắng, tự ty, cảm xúc không ổn định…) cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
- Rối loạn tâm thần có biểu hiện như thế nào, thưa bác sĩ?
+ Rối loạn tâm thần thường có những biểu hiện: Rối loạn giấc ngủ (khó khăn khi đi vào giấc ngủ, thức dậy sớm hơn thường lệ, mất ngủ kéo dài, rối loạn chu kỳ thức ngủ giữa ngày và đêm); thay đổi tính cách (dễ kích thích, cáu giận vô cớ, thay đổi tình cảm, thái độ với người thân, như xa lánh, thù ghét, ngại tiếp xúc, nói chuyện với mọi người); thay đổi trong nề nếp sinh hoạt hằng ngày (lười biếng hơn, không quan tâm đến bản thân hay người thân, bỏ bê công việc, mất hoặc không duy trì các thói quen, sở thích trước kia).
Bên cạnh đó, rối loạn tâm thần còn có biểu hiện: Thay đổi trong cách suy nghĩ (trở nên đa nghi hơn, hay nghi ngờ cả với người thân, thường có hành vi theo dõi, kiểm tra, hoặc có những ý nghĩ không đúng, không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, như: Cho rằng có người đang theo dõi, muốn làm hại mình; cho rằng có người biết mọi ý nghĩ của mình, chi phối mọi hành vi, việc làm của mình. Một số bệnh nhân lại cho rằng bản thân có khuyết điểm, tội lỗi không thể tha thứ, có thể nảy sinh ý tưởng và hành vi tự sát); thay đổi trong cách nói (ít nói hoặc nói một mình, lơ đễnh, không tham gia được câu chuyện với người khác, nói những câu vô nghĩa, các chữ, câu không liên quan với nhau, hoặc nói không ăn khớp với hoàn cảnh, nói nhiều, nhại lời…); thay đổi về hành vi, tác phong, sinh hoạt (có những hành vi kỳ lạ, không phù hợp với hoàn cảnh như nằm, ngồi một chỗ, đi lại nhiều, quá khích, gây gổ, kích động, ngủ ít hoặc ngủ nhiều, không muốn ăn uống, đi lang thang, một số trường hợp có hành vi tự hủy hoại bản thân, tự sát hoặc gây thương tích cho người khác).
- Rối loạn tâm thần điều trị ra sao, thưa bác sĩ?
+ Các rối loạn tâm thần không phải là do ma quỷ, thần thánh gây ra, do đó không thể chữa bằng cúng bái, trừ tà ma. Có thể điều trị khỏi hay thuyên giảm và ổn định các rối loạn tâm thần nếu phát hiện sớm, chẩn đoán đúng và điều trị tích cực, phù hợp. Tùy theo từng loại rối loạn tâm thần mà lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp như điều trị bằng thuốc, kết hợp tâm lý liệu pháp, phục hồi chức năng tâm thần. Điều trị thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tâm thần bởi tùy mỗi cá nhân sẽ đáp ứng với loại thuốc và liều lượng khác nhau. Việc tuân thủ y lệnh điều trị là rất cần thiết, bệnh nhân không được tự ý giảm liều hoặc ngừng uống thuốc nếu chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Theo Báo Quảng Ninh